Cách tính Hệ_số_Gini

Gọi diện tích giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường Lorenz là A, phần diện tích bên dưới đường cong Lorenz là B, hệ số Gini là G. Ta có: G = A/(A+B).

Vì A+B = 0,5 (do đường bình đẳng tuyệt đối hợp với trục hoành một góc 45°), nên hệ số Gini: G = A/(0,5) = 2A = 1-2B.

Nếu đường cong Lorenz được biểu diễn bằng hàm số Y=L(X), khi đó giá trị của B là hàm tích phân:

G = 1 − 2 ∫ 0 1 L ( X ) d X {\displaystyle G=1-2\int _{0}^{1}L(X)\,dX}

Trong một số trường hợp, đẳng thức này có thể dùng để tính toán hệ số Gini trực tiếp không cần đến đường cong Lorenz.

Vídụ:

- Gọi dân số là y i {\displaystyle y_{i}} , với i = 1 {\displaystyle i=1} đến n {\displaystyle n} và y thỏa thứ tự không giảm ( y i ≤   y i + 1 ) {\displaystyle (y_{i}\leq \ y_{i+1})}

G = 1 n ( n + 1 − 2 ∑ i = 1 n ( n + 1 − i ) y i ∑ i = 1 n y i ) {\displaystyle G={1 \over n}(n+1-2{\sum _{i=1}^{n}(n+1-i)y_{i} \over \sum _{i=1}^{n}y_{i}})}

- Với hàm xác suất rời rạc f(y), i = 1 đến n, là các điểm có xác suất khác 0 và được sắp theo thứ tự tăng dần ( y i <   y i + 1 ) {\displaystyle (y_{i}<\ y_{i+1})} , khi đó:

G = 1 − ∑ i = 1 n f ( y i ) ( S i − 1 + S i ) ∑ i = 1 n y i {\displaystyle G=1-{\sum _{i=1}^{n}f(y_{i})(S_{i-1}+S_{i}) \over \sum _{i=1}^{n}y_{i}}}